[Kiến Thức] Cách Sử Dụng Miếng Dán Giảm Đau Đúng Cách

Sang Nguyen
Đăng ngày 26/03/2020
3,449 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Khi bị đau vai hay đau cổ mọi người thường chọn sử dụng miếng dán để giảm cơn đau. Nhưng nên lưu ý rằng, trước khi sử dụng cần phải hiểu rõ các triệu chứng gây đau, thì mới có thể phát huy tối đa tác dụng của miếng dán. Ngoài ra, khi dán quá lâu còn có thể làm tổn thương da và thậm chí cả thận. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 6 điểm quan trọng khi sử dụng miếng dán giảm đau.

 

Khi bị nhức đầu, đau bụng kinh, đau răng ... mọi người thường chọn uống thuốc để giảm đau, và đều biết rằng “uống nhiều thuốc giảm đau không tốt cho cơ thể”. Còn đối với trường hợp sử dụng miếng dán giảm đau? Hầu hết mọi người khi có các triệu chứng đau sẽ lập tức sử dụng ngay miếng dán, và nghĩ rằng dán càng nhiều thì giảm đau càng nhanh. Nhưng từ bây giờ bạn phải cập nhật thêm một khái niệm mới cho mình: "dùng nhiều miếng dán giảm đau cũng không tốt cho cơ thể”. Khi sử dụng miếng dán giảm đau sai cách hoặc quá mức sẽ gây hại cho cơ thể. Bởi vì miếng dán giảm đau cũng là một loại thuốc. Cần phải chú ý đến 6 điều dưới đây.


你要加入這個觀念「多貼痠痛貼布易傷身」。

 

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giảm đau

1. Tránh vết thương hở

Miếng dán giảm đau không phải là thuốc bôi vết thương ngoài da. Vì vậy không được sử dụng miếng dán lên vùng bị đau có vết thương hở, phát ban, hay dị ứng, v.v. Các thành phần thuốc trong miếng dán có thể gây kích ứng vết thương, dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc làm tình trạng xấu đi.

2. Hiểu các thành phần của miếng dán

Hầu hết các miếng dán giảm đau có chứa methyl salicylate hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), và các thành phần khác. Bạn nên xem các thành phần trước khi mua, và tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng, phụ nữ mang thai, hay những người có bệnh lý về gan và thận nên lựa chọn cẩn thận để giảm rủi ro cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Ngoài ra, nếu không chắc chắn liệu mình có bị dị ứng với các thành phần của miếng dán hay không, trước khi sử dụng bạn có thể cắt một miếng nhỏ, có chiều dài x rộng khoảng 3 cm và dán bên trong đùi để kiểm tra phản ứng của cơ thể.

3. Không dán quá 6 giờ

Dược lực của thuốc trong miếng dán có thể kéo dài khoảng 4 đến 6 giờ. Sau thời gian đó, miếng dán sẽ hết tác dụng, cũng tương tự như bạn dán một miếng vải bình thường lên cơ thể. Khi sử dụng quá lâu, vùng da bị dán sẽ dễ bị dị ứng, dẫn đến sưng đỏ, ngứa và thậm chí khó chịu hơn. Vì vậy khi dán đủ thời gian bạn ên gỡ bỏ, và không nên dán trước khi đi ngủ.

痠痛貼布不貼超過6小時

 4. Không sử dụng quá nhiều miếng dán trong một ngày

Hãy nhớ rằng miếng dán giảm đau cũng là một loại "thuốc". Và tất nhiên, không nên sử dụng quá mức. Nên sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ hoặc theo kích cỡ và dược lực của miếng dán. Mỗi ngày dán tối đa từ 2 đến 4 miếng để giảm thiểu một lượng lớn thuốc xâm nhập cơ thể, tránh gây ra gánh nặng cho thận.

5. Không sử dụng các miếng dán khác nhau cùng một lúc

Lý do cũng tương tự như không uống nhiều loại thuốc cùng một lúc. Nếu sử nhiều nhiều miếng dán giảm đau khác nhau trên cơ thể, sẽ dẫn đến quá trình xung đột giữa các thành phần của thuốc, hay dẫn đến hiện tượng một thành phần nhất định bị quá liều vv Điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

6. Tìm đến bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện

Hãy nhớ rằng miếng dán giảm đau chỉ có tác dụng tức thời. Nhiều cơn đau mãn tính không thể được điều trị chỉ bằng một miếng dán. Sử dụng miếng dán thường xuyên cũng tương đương với việc sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài, đều sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 1 đến 2 ngày, bạn phải tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có thể sử dụng đúng thuốc để điều trị.

Trên thị trường hiện nay có muôn hình vạn trạng các loại miếng dán giảm đau. Cách tốt nhất là nên lựa chọn theo triệu chứng của riêng mình. Phần bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 4 loại triệu chứng và các loại miếng dán tương ứng.


Sử dụng đúng nguyên nhân đau 

1. Viêm gân

Khi thực hiện các tư thế xấu, tập thể dục với cường độ cao, hay sử dụng quá sức cơ bắp trong một thời gian dài, vv, sẽ gây ra viêm gân, dẫn đến các triệu chứng như viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (Hội chứng Tennis elbow) hay viêm bao gân hoạt dịch (hội chứng De Quervain). Đối với các cơn đau nhẹ, bạn có thể sử dụng một miếng dán chứa thành phần thuốc chống viêm và giảm đau, đồng thời nghỉ ngơi nhiều hơn để xoa dịu cơ thể.

2. Trì hoãn khởi phát đau nhức cơ bắp (DOMS - Delayed Onset Muscle Soreness)

Mỗi khi thách thức bản thân tập thể dục tới giới hạn của mình, bạn sẽ cảm thấy cơ bắp khắp cơ thể đau nhức. Nhưng cũng đừng nên lo lắng, đây là hiện tượng bình thường, nó có nghĩa là cơ bắp của bạn đang phát triển! Bạn có thể sử dụng các phương pháp thư giản làm dịu cơ thể như nghỉ ngơi, chườm nóng, tập căng giãn vv. Nếu thực sự không thoải mái hoặc không có dụng cụ để chườm nóng bên cạnh, bạn có thể sử dụng miếng dán nhiệt giảm đau, kết hợp với massage để thúc đẩy lưu thông máu và giảm nhanh các cơn đau nhức.

3. Bong gân

Khi bị trật chân lúc đi bộ, trẹo cổ lúc mới ngủ dậy, hay gặp phải các triệu chứng bong gân cấp tính khác, hãy nhớ sử dụng nguyên tắc "PRICE": Protection (Bảo vệ), Rest (Nghỉ ngơi), Ice packing (Chườm lạnh), Compression (Ép), Elevation (Nâng cao). Sau đó có thể kết hợp sử dụng thêm miếng dán có thể co giãn được và chứa thành phần giảm đau tiêu viêm để nâng cao hiệu quả phục hồi của cơ thể.

4. Căng cơ

Không giống như bong gân, các triệu chứng căng cơ nhẹ đa phần là do cơ bắp hoặc gân bị mệt mỏi hoặc do sử dụng quá mức. Lúc này, khu vực bị ảnh hưởng sẽ ở trong tình trạng bị viêm. Có thể sơ cứu cấp tốc bằng nguyên tắc “POLICE”: Protection (Bảo vệ), Optimum Loading (tải trọng hợp lý), Ice packing (Chườm lạnh), Compression (Ép), Elevation (Nâng cao). Đồng thời kết hợp sử dụng thêm miếng dán nhiệt giảm đau sẽ giúp giảm nhanh sự khó chịu.


拉傷先用急救5步驟再來搭配溫熱型貼布熱敷

 

Nếu các triệu chứng trên không được cải thiện sau 2 ngày sử dụng miếng dán, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác!

Các miếng dán đau trên thị trường có thể được chia thành hai loại: Đông y và Tây y, với các thành phần dược liệu khác nhau. Bài viết này sẽ liệt kê một vài thành phần thuốc, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn hơn theo các triệu chứng của mình.

Phân tích thành phần miếng dán Đông y và Tây y

1. Thành phần và tác dụng chính của miếng dán Đông y.

  • Dầu lộc đề xanh: tương tự như aspirin, giúp tiêu viêm giảm sưng.
  • Capsaicin: là một chất chiết xuất từ ớt. Miếng dán nhiệt thường chứa Capsaicin, có thể giúp ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, tạm thời giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình sửa chữa mô.
  • Bạc hà: giúp giảm viêm và đau, tạo cảm giác mát mẻ làm dịu khu vực bị ảnh hưởng.

2. Thành phần và tác dụng chính của miếng dán Tây y.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có nhiều loại NSAID, chủ yếu làm giảm sưng và đau ở vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể chọn theo mức độ đau với thứ tự từ mạnh đến nhẹ là: Indomethacin → Ketoprofen → Methyl Salic.


Cuối cùng, bạn phải nhớ rằng miếng dán giảm đau không phải là thuốc chữa bách bệnh, và chỉ thích hợp sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Nhưng nếu muốn sử dụng trong một thời gian dài hoặc các triệu chứng không được cải thiện, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Sử dụng đúng thuốc cho đúng bệnh mới là cách điều trị hiệu quả nhất.


Nguồn bài viết: Running Biji